Ispace - Học Đồ Họa : Họ từng bị trêu chọc, bị gọi vào phòng hiệu trưởng vì vẽ linh tinh trong lớp, nhưng các tác phẩm của họ hiện nay được hàng trăm triệu người biết đến và mơ ước được ở vị trí của họ .Các bức vẽ thô sơ, nghuệch ngoạc chào mừng sinh nhật Einstein, ngày ra đời Pac-Man, giải bóng đá World Cup... của họ được hàng triệu người biết đến và yêu thích. Họ được gọi là Google Doodler.
Doodler có nhiệm vụ đưa một sự kiện quan trọng nào đó vào trong logo đầy màu sắc của Google theo cách ngộ nghĩnh nhất nhằm mang đến nụ cười cho người sử dụng dịch vụ tìm kiếm này trên toàn cầu. Theo trang ilovedesign, đây được đánh giá là một trong những công việc hấp dẫn nhất thế giới.
Tại căn phòng nhỏ thuộc trụ sở chính của Google ở Mountain View (Mỹ), nhóm 4 họa sĩ trẻ đang chăm chú nhìn vào màn hình, miệt mài nghiên cứu tài liệu, phác họa trên màn hình máy tính bảng Cintiq và chơi đùa với những con chữ xanh-đỏ-vàng-xanh-xanh-đỏ trong logo.
Chân dung các Doodler, có nhiệm vụ biến hóa logo Google cho phù hợp với các sự kiện lớn của thế giới và từng quốc gia, được khắc họa qua bài viết:
Đội Doodler tại Google gồm 5 người với trưởng nhóm là Micheal Lopez. Trung bình mỗi năm nhóm tạo ra 200 bản vẽ (doodle) và không ít người dùng Internet hiện có thói quen vào Google trong những ngày đặc biệt để xem hãng này đem đến bất ngờ gì.
Trưởng nhóm Micheal Lopez
"Tôi luôn bị bạn bè trêu học", Micheal Lopez kể. "Tôi tham gia đội bóng rổ, nhưng trong giờ giải lao, tôi thường ngồi trên băng ghế và say sưa sáng tác. Tôi vẽ trong giờ toán. Tôi vẽ khắp tường nhà mình. Bố mẹ tôi tin chắc rằng rồi tôi sẽ chẳng bao giờ kiếm được việc gì tử tế".
Danh thiếp của Lopez in chức danh đặc biệt, có lẽ là độc nhất vô nhị trên thế giới: "Trưởng nhóm Doodler" (Chief Doodler). Người cha đơn thân 30 tuổi này thường mặc quần jean, áo phông và lúc nào cũng kè kè một bộ vẽ bên người.
Lopez cùng đồng nghiệp tạo ra hàng trăm doodle ngộ nghĩnh, bất ngờ và cuốn hút với mục đích: "Nhân cách hóa" logo được tạo từ các thuật toán, máy chủ và ngữ nghĩa để kết nối người dùng trên toàn cầu tới domain của Google. Anh mang theo một danh sách dài các ngày kỷ niệm và sự kiện đáng chú ý trong năm.
"Khi bé, tôi không có cơ hội dùng máy tính hay thiết bị điện tử nào. Tôi theo học tại một trường Thiên chúa giáo. Bố tôi là người Mexico và làm bánh mỳ. Một ngày của ông bắt đầu từ 1 giờ sáng và trở về vào buổi trưa, mệt mỏi với bộ quần áo phủ đầy bột mỳ và chocolate. Ông sống khiêm nhường và luôn dạy tôi về đạo đức nghề nghiệp", Lopez nói.
Cựu trưởng nhóm Dennis Hwang
Micheal Lopez đến Google năm 2003 và được giao chức trưởng nhóm Doodle từ Dennis Hwang năm 2008. Hwang là người Hàn Quốc, đến Mỹ khi đang học trung học và không biết một từ tiếng Anh nào. Anh tốt nghiệp Đại học Stanford với tấm bằng nghệ thuật và khoa học máy tính.
Năm 2000, khi đang học việc ở Google, Hwang được 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin giao nhiệm vụ vẽ logo liên quan đến ngày Bastille Day (diễn ra vào 14/7 hàng năm tại Pháp). "Larry và Sergey từng sáng tác một số bức tranh và thuê các họa sĩ bên ngoài. Nhưng các doodle không được vẽ thường xuyên và chủ yếu là về các ngày lễ ở Mỹ. Khi tôi tham gia, chúng tôi bắt đầu làm việc nghiêm chỉnh hơn", Hwang cho hay. Anh hiện là chuyên gia về web ở Google và tin rằng trang chủ website chính là bộ mặt của công ty.
Các thành viên khác
Ngoài Lopez, hiện nhóm còn có Mike Dutton (33 tuổi), Jennifer Hom (23 tuổi) và Susie Sahim (27 tuổi).
Thời thơ ấu của Dutton gắn với những chuyến đi từ thành phố này qua thành phố khác vì cha anh làm việc trong quân đội. Nhưng đi đâu anh cũng đem theo bút và giấy. "Tôi vẽ suốt ngày. Tôi dành cả chủ nhật để sáng tác truyện tranh khi còn học lớp 2. Tôi cũng hay vẽ trong giờ và các thầy cô không thích điều đó. Bố mẹ tôi bị gọi tới trường để nghe phàn nàn suốt", Dutton chia sẻ.
Khi sáng tác logo liên quan đến truyện Hoàng tử bé của Saint-Exupery, Dutton chưa từng đọc truyện này. "Tôi tìm đến một góc tĩnh lặng để đọc và khóc ít nhất 3 lần. Tôi cảm thấy như có sự kết nối và lập tức biết cách mình phải làm gì", anh kể.
Susie Sahim bắt đầu học về khoa học máy tính ở trường trung học và con đường đến với nghệ thuật hoàn toàn bất ngờ. "Mãi đến khi tôi làm bài luận trong lớp tiếng Anh và muốn vẽ tranh để minh họa một cảnh trong vở kịch của Shakespeare, tôi mới phát hiện ra mình cũng có khiếu hội họa", Sahim kể lại và quyết định tham gia một lớp học vẽ ở San Jose.
Còn Jennifer Hom, sống ở New York, mới gia nhập đội cách đây hơn 1 năm. Cô hào hứng nói: "Có hai điều tôi không thể tin nổi. Thứ nhất là tôi đã tìm được việc để không phải ăn bám bố mẹ nữa. Thứ hai là tôi lại tìm được chính công việc này".
Trong ảnh là Jennifer Hom phác thảo logo với bóng Bucky.
Sau khi được đồng nghiệp góp ý, cô sẽ thực hiện tác phẩm trên máy tính bảng Wacom.
Tác phẩm hoàn thiện.
Một số ý tưởng kỷ niệm 205 năm ngày sinh August Bournoville, nghệ sĩ múa ballet của Đan Mạch.
Ngày 19/8 cách đây 50 năm đánh dấu sự kiện Belka và Stelka, hai con vật đầu tiên được đưa ra ngoài vũ trụ và vẫn sống sót trở về.
Logo chính thức được đưa lên website cho hàng triệu người chiêm ngưỡng.
Google Doodle ra đời vào mùa hè 1998 khi hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin chỉnh sửa logo công ty để chào mừng lễ hội Burning Man.
Logo của Google trong phòng làm việc của nhóm Google Doodler.
Với những hình vẽ yêu thích, họ in ra và dán đầy trong phòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét